[New post] Các loại chứng chỉ tiếng Trung và những điều cần biết
Le Hoang Hanh posted: " Nguồn: https://hoctiengtrungtudau.com/ Bạn học tiếng trung vì mục đích giao tiếp hay vì công việc yêu cầu? dù bạn vì điều gì đi chăng nữa thì cũng đều cần tới chứng chỉ tiếng Trung. Vì sao lại như vậy? Chứng chỉ tiếng Trung là gì và có các loại chứng"
Bạn học tiếng trung vì mục đích giao tiếp hay vì công việc yêu cầu? dù bạn vì điều gì đi chăng nữa thì cũng đều cần tới chứng chỉ tiếng Trung. Vì sao lại như vậy? Chứng chỉ tiếng Trung là gì và có các loại chứng chỉ nào ?
Chứng chỉ tiếng Trung: hiểu theo một cách đơn giản là một loại giấy tờ có giá trị về mặt pháp lí công nhận năng lực tiếng Trung của bạn.
II, Các loại chứng chỉ tiếng Trung
1. Chứng chỉ tiếng Trung HSK
1.1 Khái quát về HSK
HSk là từ viết tắt của cụm 汉语水平考试 ( bính âm: Hànyǔ Shuǐpíng Kǎoshì ). Đây là một bài thi đánh giá năng lực Hán Ngữ dành cho người nước ngoài học tiếng Hán hoặc dành cho người Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài được HANBAN- Một cơ quan thuộc bộ giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức.
Bài thi HSK của tiếng Trung tương tự với TOEFL của tiếng Anh, gồm 6 cấp độ Có giá trị trên toàn thế giới và có hiệu lực trong vòng 2 năm.
Bài kiểm tra có thể làm trên giấy học qua mạng, tùy thuộc vào nơi tổ chức kì thi.
Tại Việt Nam, hiệu lực HSK không quá khắt khe, chỉ cần bạn có chứng chỉ trong tay là có thể xin việc tại các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc.
1.2. Các cấp độ và cấu trúc đề thi HSK
a, HSK cấp 1
HSK 1 chủ yếu dùng để kiểm tra trình độ ứng dụng tiếng Trung trong giao tiếp hằng ngày. Thí sinh vượt qua cấp độ HSK1 có thể hiểu và sử dụng được một số từ, câu giao tiếp đơn giản. Trong HSK1 tất cả các chữ được viết kèm với phiên âm.
Nội dung thi: Gồm 40 câu hỏi và được chia thành các phần
Thời gian làm bài: 40 phút
Tổng điểm bài thi là 200 điểm. Bạn chỉ cần đạt 120 điểm là đủ điều kiện.
b, HSK2
Để thi được HSK2, bản thân thí sinh phải nắm vững 300 từ được sử dụng phổ biến và ngữ pháp liên quan
Cấp độ gồm 60 câu hỏi được chia thành các phần nghe và đọc
Tổng điểm bài thi là 200 điểm ( nghe 100 điểm , đọc 100 điểm ). Bạn cần đạt 120 điểm để đỗ
Thời gian thi: 55 phút ( bao gồm thời gian điền thông tin )
c, HSK3
Thí sinh vượt qua cấp độ này có thể giao tiếp cơ bản với các chủ đề trong đời sống như mua bán, học tập, du lịch,…
Yêu cầu : Thí sinh nắm vững 600 từ vựng thông dụng nhất và phần ngữ pháp tương ứng
Nội dung thi: 80 câu hỏi, được chia làm 3 phần nghe, đọc và viết.
180 là điểm số để đậu HSK3
Thời gian thi: 90 phút ( bao gồm thời gian điền thông tin )
d, HSK4
Yêu cầu: Thí sinh nắm vững 1200 từ vựng chuyên dụng và phần ngữ pháp tương ứng.
Nội dung thi: 100 câu hỏi, được chia làm 3 phần tương tự HSK3
Ở phần này, thí sinh cần đạt 180 điểm.
Thời gian thi: 105 phút ( bao gồm thời gian điền thông tin )
e, HSK5
HSK5 chủ yếu dùng cho thí sinh đã thành thạo 2500 từ thông dụng
Nội dung thi: gồm 100 câu hỏi, được chia làm 3 phần nghe, đọc, và viết
Thời gian thi: 125 phút ( bao gồm thời gian điền thông tin )
180 điểm là tổng điểm thí sinh cần đạt
f, HSK6
Chủ yếu dành cho thí sinh đã thành thạo trên 5000 từ
Nội dung kiểm tra : gồm 101 câu hỏi, chia 3 phần nghe, đọc, và viết
Thời gian làm bài: 140 phút ( bao gồm thời gian điền thông tin )
180 điểm cũng là điểm số để thí sinh vượt qua kì thi.
Chi phí thi tương đối cao ( tăng dần theo cấp độ bạn thi) nên thi từ HSK3 trở lên. Nếu các bạn có ý định thi HSK1 và HSK2 nên cân nhắc vì 2 cấp độ này khá là đơn giản và chưa được cấp chứng chỉ tiếng Trung.
HSKK là một loại chứng chỉ tiếng Trung. Là cụm từ viết tắt của 汉语水平口语考试 ( bính âm: Hànyǔ shuǐpíng kǒuyǔ kǎoshì) chủ yếu để kiểm tra các kĩ năng nói tiếng Trung của thí sinh. Gồm 3 cấp độ : HSKK sơ cấp, HSKK trung cấp và HSKK cao cấp.
2.2. Đối tượng thi
HSKK sơ cấp: chủ yếu dành cho các thí sinh học tiếng Trung Quốc trong 1 hoặc 2 học kì, thành thạo hơn 200 từ thông dụng
HSKK trung cấp: Chủ yếu dành cho các thí sinh học tiếng Trung trong thời gian khoảng một đến 2 năm học, thành thạo khoảng 900 từ vựng
HSKK cao cấp: Dành cho thí sinh có thời gian học trên hai năm và thành thạo khoảng 3000 từ vựng.
2.3. Nội dung kiểm tra
HSKK sơ cấp gồm 3 phần với tổng cộng 27 câu hỏi. Quá trình kiểm tra khoảng 20 phút ( bao gồm thời gian chuẩn bị ). Vượt qua phần thi này tương ứng với việc thí sinh có thể hiểu và giao tiếp cơ bản.
HSKK trung cấp gồm 3 phần với 14 câu hỏi. Thời gian làm bài khoảng 23 phút ( bao gồm thời gian chuẩn bị ). Thí sinh vượt qua phần này có thể giao tiếp trôi chảy
HSKK cao cấp gồm 3 phần, được chia làm 6 câu. Thí sinh làm bài trong khoảng 25 phút ( bao gồm thời gian chuẩn bị) .
Lệ phí thi tham khảo:
3. Chứng chỉ TOCFL
3.1 Kì thi TOCFL ( Test of Chinese as a Foreign Language)
Đây là một trong các loại kì thi đánh giá năng lực Hán ngữ được thực hiện bởi 3 cơ quan gồm: Trung tâm giảng dạy tiếng Hán phổ thông, Viện ngôn ngữ giảng dạy ngoại ngữ tiếng Hán và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan.
Kì thi được bắt đầu từ năm 2013, đến nay đã được tổ chức tại 60 quốc gia.
3.2 Chứng chỉ tiếng Trung TOCFL có bao nhiêu cấp độ ?
Từ năm 2013, các cấp độ được chia thành 3 Bang. Mỗi Bang gồm 2 cấp độ:
Bang A gồm: cấp 1 (cấp nhập môn), cấp 2 (cấp căn bản)
Bang B gồm: cấp 3 (cấp tiến cấp) , cấp 4 (cấp cao cấp)
Bang C gồm: cấp 5 (cấp lưu loát) , cấp 6 (cấp tinh thông)
3.3 Cấu trúc và kết quả thi
Phần thi ở tất cả các bang đều gồm 2 phần thi là nghe và đọc hiểu
Bài thi TOCFL được đánh giá là khó hơn,yêu cầu cao hơn về lượng từ vựng so với bài thi HSK.
4. Chứng chỉ BCT
Chứng chỉ BTC là chứng chỉ tập trung vào khả năng sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp kinh doanh.
Bài kiểm tra tiếng Trung thương mại BCT được chia làm 2 phần là bài kiểm tra viết và bài kiểm tra khẩu ngữ. Hai phần này hoàn toàn độc lập với nhau. Bài kiểm tra viết gồm 2 phần là BTC(A) và BTC(B).
5. Chứng chỉ ITC
YTC là cụm từ viết tắt của Youth Chinese Test. Là bài kiểm tra trình độ tiếng Trung cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Kì thi YTC được chia làm 2 phần ( phần thi viết (YTC1 YTC2 YTC3 và YTC4) và phần thi nói ( YTC tiểu học và YTC trung cấp)
6. Chứng chỉ tiếng Trung A, B, C
Là chứng chỉ tiếng Hán duy nhất được cấp bởi nước Việt Nam. Kì thi cấp chứng chỉ được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở đào tào được cấp phép. Chứng chỉ có giá trị trong nước. Loại A là loại thấp nhất, loại C là cao nhất.
III) Chia sẻ đôi điều về các kì thi
Khi muốn thi lấy chứng chỉ tiếng Trung, trước hết các bạn cần lựa chọn kì thi nào cho phù hợp. Đối với các loại chứng chỉ, hiện tại ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là kì thi HSK.
Đối với địa điểm thi, trong nước hiện nay có rất nhiều các địa điểm thi như Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Thái Nguyên, Đại học Hà Nội,.. Các bạn nên lựa chọn địa điểm thi gần cho tiện việc di chuyển.
Thủ tục thi có thể nộp trực tuyến( hình thức này nên truy cập đúng trang web nhé ) hoặc trực tiếp tại địa điểm thi.
Việc thi chứng chỉ không hề khó như bạn tưởng đâu. Vì thế hãy chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho việc thi cử nhé. Nó cũng giống như các bài kiểm tra của học sinh thôi.
Trên đây, hoctiengtrungtudau.com đã giới thiệu đến các bạn các loại chứng chỉ tiếng Trung. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những cái nhìn nhất định về các loại chứng chỉ có trong tiếng Hán.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.